Năm 2000 thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, dù muộn so với thế giới nhưng vẫn còn mới mẻ đối với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp quốc doanh. Tâm lý chung là hết sức bỡ ngỡ, dè dặt, mông lung với những khái niệm mới như: Thị trường vốn, kênh huy động vốn, sàn vốn, chợ vốn… đại đa số người dân chưa có nhiều hiểu biết về loại hình thị trường này, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, HAP, SAM và REE,.. là những công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và đã đạt đến con số vốn hóa nghìn tỷ, đặc biệt với mã chứng khoán REE với vốn hóa hơn 24 nghìn tỷ từng nằm trong rổ VN30 nhiều năm.
Vậy các doanh nghiệp này đã phát triển thế nào qua những thời kì đầu thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ , chưa phổ biến quá nhiều đến người dân? Nếu bạn có tham vọng đưa doanh nghiệp mình lên tầm cao vốn hóa mới, tái cấu trúc,… hay đơn giản chỉ là tò mò về câu chuyện thành công của những doanh nghiệp này, bài viết này sẽ có ích cho bạn.
NHỮNG DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN CHÀO SÀN
Doanh nghiệp đầu tiên của miền Bắc chào sàn
Từ một cơ sở sản xuất giấy nhỏ, sau đó công ty này hợp doanh thành doanh nghiệp Nhà nước những năm 1960 (tên gọi Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến), Công ty CP Giấy Hải Phòng HAPACO là doanh nghiệp đầu tiên tại miền Bắc niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, khi quy mô vốn điều lệ chỉ có 10,8 tỷ đồng.
Nhớ lại bước chuyển mình đầy táo bạo ấy, ông Nguyễn Đức Hậu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn HAPACO cho hay, năm 2000 tuy là năm thị trường chứng khoán mới được thành lập ,còn khá mới mẻ với tâm lý dè dặt ở Việt Nam “Nhưng với HAPACO thì khác, tiếp theo đà cổ phần hóa thành công, đẩy vốn điều lệ tăng trưởng gấp 3 lần, chúng tôi quyết định lên sàn với mục tiêu huy động vốn cho đầu tư phát triển. Đây cũng chính là điểm yếu khi doanh nghiệp trước đó đa phần chỉ biết huy động vốn từ ngân hàng, phụ thuộc nhiều vào hạn mức cho vay và các yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá… không đủ thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn”, ông Hậu kể.
“Từ những ngày đầu lên sàn, tất cả thông tin kế hoạch chiến lược đều mở công khai để cổ đông biết, góp ý. Do đó, ngay cả trong nội bộ cũng có nhiều người dao động, lo sợ bởi thói quen dựa dẫm vào Nhà nước từ trước. Từ phía ngoài, bên cạnh những lời khen, động viên, là những ánh mắt thăm dò sát sao từng động thái”, ông Hậu nói và cho hay, công khai minh bạch thông tin củng cố niềm tin của nhà đầu tư, tuy nhiên cũng có mặt trái khi mở ra đồng nghĩa phải đối mặt những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây khó khăn trong hoạt động đầu tư.
Do đó, HAPACO xác định phải củng cố, xây dựng vững chắc trong quản trị, đủ trí, đủ lực để không phải e dè với đối thủ.
Kết quả ngay sau khi chào sàn, HAP đã có sức hút lớn đối với nhà đầu tư, giá trị cổ phiếu trên thị trường đạt 146.000 đồng/cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng (tăng trưởng 1.460%).
Số lượng cổ đông tăng theo cấp số nhân, số lượng cổ phiếu giao dịch thanh khoản tăng cao hàng ngày, HAPACO quyết định phát hành chào bán 1 triệu cổ phiếu ra công chúng vào năm 2002 để tăng vốn điều lệ.
Kết quả thu về 32 tỷ đồng, thặng dư vốn tăng trưởng 320%, HAPACO đem đổ vào đầu tư Nhà máy Giấy Kraft, chuyên sản xuất các sản phẩm bao bì công nghiệp xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, công suất 22 nghìn tấn/năm.
Dấn thêm bước nữa, HAPACO tiếp tục phát hành cổ phiếu lần 2 và thu về hơn 100 tỷ đồng, cộng thêm vốn tích lũy và vay thêm ngân hàng, đã cho ra đời Bệnh viện Quốc tế Green, với tổng diện tích sàn hơn 20.000 m2, tỷ suất đầu tư 2,55 tỷ đồng/giường bệnh. Sau 6 năm hoạt động, bệnh viện hiện nay đang được khai thác vượt công suất thiết kế 21,35%.
Từ một Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến đến Công ty Giấy Hải Phòng nhỏ bé, đến nay HAPACO đã có vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng, tăng gần 100 lần so với khi chưa cổ phần hóa, tăng trưởng hàng năm luôn đạt trên 20%.
Trong 10 năm tiếp theo, ông Hậu cho biết, HAPACO đặt mục tiêu nâng vốn điều lệ lên gần 6.600 tỷ đồng, nâng vốn chủ sở hữu trên 35.000 tỷ đồng, tiếp tục đầu tư các dự án lớn hơn; Trong đó có Nhà máy Điện gió tại Gia Lai, công suất 100MW, dự án Bệnh viện Quốc tế Green thứ hai với quy mô gấp 3 lần hiện nay…
So sánh chiến lược phát triển công ty của HAP và TMS
Bên cạnh CTCP HAPACO (HAP) là CTCP Transimex (TMS), họ cùng niêm yết ngày 4/8/2000. Thời điểm năm 2005, trước khủng hoảng kinh tế, tổng tài sản của HAP là 163 tỷ đồng.TMS là 115 tỷ đồng; tổng vốn chủ sở hữu của HAP là 70 tỷ đồng, TMS là 90 tỷ đồng và cả hai đều có doanh thu 129 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy hai doanh nghiệp có điểm xuất phát khá tương đồng.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển của hai công ty lại hoàn toàn khác nhau khi HAP chuyển mô hình kinh doanh từ đơn thuần sản xuất giấy sang đa ngành, đầu tư dàn trải nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bệnh viện… Trong khi đó, TMS lại tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là logistics.
Với hai chiến lược phát triển khác nhau, trong khi tài sản, vốn chủ sở hữu và doanh thu của TMS tăng lên theo thời gian thì ngược lại HAP tăng chậm hơn rất nhiều. Nếu so sánh quy mô hai doanh nghiệp tính tới cuối năm 2021 thì tổng tài sản TMS gấp 7,12 lần HAP, vốn chủ sở hữu gấp 4,92 lần và doanh thu gấp 12,93 lần.
REE và SAM-Cùng điểm xuất phát nhưng bỏ xa khoảng cách
REE và SAM được biết đến là hai cổ phiếu đầu tiên được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam (năm 2000). Ðến năm 2005, hai doanh nghiệp này vẫn khá tương đồng về quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.
Thậm chí, so về doanh thu thì SAM có phần vượt trội so với REE. Doanh thu của SAM là 836 tỷ đồng thì REE chỉ có 387 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau hơn 20 năm niêm yết, tính tới cuối năm 2021, tổng tài sản của REE cao gấp 4,2 lần SAM; vốn chủ sở hữu gấp 3,55 và tổng doanh thu gấp 3,07 lần.
Ðối với REE, sau khi nhận thấy ngành kinh doanh cốt lõi có dấu hiệu bão hòa, Công ty đã chuyển hướng sang lĩnh vực đầu tư tài chính, nắm chi phối các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thiết yếu như sản xuất điện, nước và cho thuê văn phòng.
Mục tiêu của Công ty là hướng tới các doanh nghiệp có dòng tiền đều, đầu tư chi phối và nhận cổ tức hàng năm.
Chính chiến lược kinh doanh thận trọng trong lĩnh vực thiết yếu đã tạo nên sự thành công của REE. Lợi nhuận tăng trưởng bền vững và ổn định khi các công ty con, công ty liên kết tạo lợi nhuận gối đầu lên nhau trong nhiều năm trở lại đây.
SAM huy động được vốn giá thấp trên sàn cũng có sự dịch chuyển mở rộng sang các ngành khác. Ngành mục tiêu của SAM hoàn toàn trái ngược với REE khi đầu tư vào các ngành có biến động lớn theo chu kỳ kinh tế như bất động sản, đầu tư tài chính các doanh nghiệp niêm yết.
Tại Ðại hội cổ đông năm 2020, SAM cho biết sẽ tập trung vào mảng bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt bất động sản khu công nghiệp.
Ðối với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán ngắn hạn, SAM sẽ nghiên cứu đầu tư vào doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định, ngành nghề thiết yếu và tiềm năng tăng trưởng tốt.
Ðược biết, ông Ðỗ Văn Trắc là người đưa doanh nghiệp lên sàn nhưng sau đó thoái vốn khỏi SAM. Từ khi nhóm cổ đông mới tham gia, SAM có hai lần thay Tổng giám đốc nhưng vẫn chưa cho thấy kết quả kinh doanh đổi khác.
Tập trung vào ngành cốt lõi, bài học từ quá khứ
Như vậy khi nhìn lại giai đoạn nền kinh tế nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng bùng nổ những năm 2006 – 2007 hay 2020 – 2021, hàng loạt doanh nghiệp đã đi theo mô hình đa ngành. Tập đoàn nào cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng-tài chính, những lĩnh vực “hot” nhất giai đoạn đó.
Tất nhiên, có những trường hợp như REE, nhờ vào chiến lược đa ngành trong lĩnh vực thiết yếu, dòng tiền đều nên vẫn giữ được định hướng phát triển cốt lõi.
Nhưng với rất nhiều doanh nghiệp khác, việc chọn chiến lược đa ngành, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, có thể thành công trong ngắn hạn nhưng khi nền kinh tế thu hẹp thì lại gặp khó khăn kéo dài.
Chính vì vậy, sự tập trung vào ngành cốt lõi, hạn chế đa ngành vẫn là điểm nổi bật của các doanh nghiệp thành công trong hơn 20 năm qua.
REE- Ông lớn cơ điện lạnh và phương châm phát triển doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
Trong những doanh nghiệp đời đầu trên sàn giao dịch , có thể nói REE Corp là một trong các doanh nghiệp thành công nhất dù trải qua nhiều khó khăn .Cụ thể.hồi tháng 10/2021 công ty đã cán mốc vốn hóa tỷ USD. Tại ngày chào sàn với giá tham chiếu 16.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa của doanh nghiệp này chỉ vỏn vẹn 240 tỷ đồng. Hơn 20 năm trên sàn cũng là khoảng thời gian để REE Corp mở rộng quy mô
tài sản, nhất là bằng các hoạt động mua bán và sáp nhập. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng được bổ sung thêm qua các đợt phát hành và tích lũy lợi nhuận.
Tiêu chuẩn của DN niêm yết theo quan điểm của REE
Đối với DN cổ phần chưa niêm yết, áp lực của người lãnh đạo đối với các cổ đông là hiệu quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận và cổ tức…, hiệu quả kinh doanh năm sau phải cao hơn năm trước. Nhưng đối với DN niêm yết, lãnh đạo DN còn chịu thêm áp lực về giá cổ phiếu trên TTCK, mà giá cả cổ phiếu không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với kết quả kinh doanh của DN.
Công ty niêm yết phải công khai, minh bạch gần như toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý, cổ đông và các phương tiện thông tin đại chúng. Mọi thông tin về DN đều được phản ánh một cách nhanh nhất vào giá trị công ty thông qua việc giá cổ phiếu tăng hay giảm. Doanh nghiệp càng nỗ lực trong việc bảo vệ và gìn giữ uy tín công ty bao nhiêu thì
càng phải đảm bảo các thông tin đưa ra phải xác thực và kịp thời.
‘’Đổi lại, công ty niêm yết như REE cũng ĐƯỢC nhiều thứ: cổ phiếu REE nằm trong Top 10 về thanh khoản, cổ đông REE đã thực sự là chủ Công ty, nhiều cổ đông đầu tư lâu dài ở REE trở nên giàu có. REE đã được nhiều người biết đến và được tin cậy. Công ty đã 4 lần phát hành cổ phiếu thành công, huy động lượng vốn không nhỏ phục vụ cho đầu tư phát triển lâu dài. Ngần ấy cái ĐƯỢC với tôi đã thoả mãn
lắm rồi.’’- bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty chia sẻ.
Về cung cấp công khai thông tin cho nhà đầu tư
Nghiêm túc, nhiệt huyết và minh bạch
Chủ trương của REE là cung cấp thông tin một cách trung thực, đầy đủ và nhanh nhất để nhà đầu tư có thể hiểu về công ty nhiều hơn. Mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của REE đều nằm trong kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Công ty, nên các vấn đề quan trọng đều được trình bày và xin ý kiến chủ trương cổ đông tại các kỳ họp ĐHCĐ thường niên.
Về ranh giới giữa minh bạch và giữ bí quyết kinh doanh,Tổng giám đốc công ty chia sẻ:
Bí mật hay bí quyết kinh doanh thì ai cũng có, nó là cái “tài”, cái “kiểu” của mỗi người để đi đến đích. Cái bí mật này là “CỦA” phải giữ cho Công ty và cái bí quyết này là “CỦA” của người điều hành. Hai điều này kết hợp lại thì ra “CỦA CẢI” cho cổ đông. Chúng tôi luôn cẩn trọng khi muốn nói trước những việc sắp làm, nhưng nếu nó sắp thành thì chúng tôi sẽ công bố cho cổ đông, nhà đầu tư biết.
Về lựa chọn danh mục đầu tư chiến lược của REE
REE đang tiếp tục theo đuổi chiến lược 3 mũi như đã khẳng định tại các Nghị quyết ĐHCĐ thường niên: cơ điện lạnh, bất động sản văn phòng thương mại cho thuê, đầu tư hạ tầng điện nước. Từ 3 – 4 năm nay, công ty luôn nỗ lực hết sức thực hiện cho được chiến lược này.
Trong đầu tư, doanh nghiệp đã có vài kinh nghiệm bổ ích (kể cả kinh nghiệm khi thất bại) và xây dựng những tiêu chí đầu tư, một đội ngũ nghiêm túc thực hiện.
Chiến lược phát triển sản phẩm BĐS trong thời điểm khó khăn
Sản phẩm bất động sản của REE tập trung vào mảng phát triển diện tích văn phòng và thương mại cho thuê. Bước vào lĩnh vực này từ năm 2002 với diện tích toà nhà E.town 1 là 30.000 m2, khu E.town với tổng diện tích 80.000 m2, rồi đến Reetower thêm 20.000 m2. Đến nay, REE sở hữu trên 130.000 m2 cho thuê và luôn lấp đầy với tỉ lệ trên 99%.REE tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này theo một kế hoạch lâu dài: Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các dự án mới để bổ sung diện tích cho thuê trong 3 năm tới đây và nếu luật pháp cho phép, không loại trừ khả năng công ty sẽ tạo REIT (Quỹ đầu tư bất động sản) để bán một phần và lấy tiền tiếp tục đầu tư mở rộng, khi mà việc vay vốn còn khó khăn và lãi suất còn cao.
Khi nói đến bất động sản, người ta thường nói địa điểm, thiết kế, xây dựng, suất đầu tư và quản lý khai thác. Tất cả các yếu tố này đều không có gì mới. Vấn đề quan trọng là phải thật sự để tâm vào từng khâu một cách chuyên nghiệp. Làm đủ và làm tốt như thế thì chắc chắn sẽ thành công.Nhiều người còn cho rằng chỉ tập trung 2 điểm design và timing: điều này không sai – có nghĩa là các điểm khác cũng phải hoàn hảo. Quan điểm sống của lãnh đạo ‘’Quan điểm sống của tôi rất đơn giản, đã làm một việc gì đó thì phải làm hết mình và phải làm tốt nhất có thể. Do vậy, ở Công ty, tôi nhận được sự tôn trọng của các đồng nghiệp và họ cũng theo gương tôi cống hiến hết mình cho Công ty. Còn đối với gia đình, tôi nhận được sự đồng cảm và chia sẻ từ các thành viên trong gia đình. Một gia đình hạnh phúc sẽ đem lại nhựa sống và giúp chúng ta nhiều năng lượng trong công việc. Chia sẻ một ít công việc ở Công ty với ông xã cũng là cách để giảm áp lực. Mỗi lần nhận được sự đồng cảm của anh ấy là tôi cảm thấy rất hạnh phúc.’’- bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ
tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty chia sẻ.
Mục tiêu phát triển của REE
Công ty sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư trong 2, 3 năm tới và cũng tiếp tục cấu trúc để trở thành một công ty Holding thực thụ sở hữu các công ty hàng đầu trong 3 lĩnh vực chính rộng và sâu, gồm: cơ điện lạnh, bất động sản, hạ tầng điện nước tại Việt Nam.
Vấn đề căn bản nhất theo công ty là xây dựng REE có một cơ cấu kinh tế bền vững, không ngừng cải thiện vấn đề quản trị công ty, tạo thu nhập ngày một cao hơn cho cổ đông, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là vấn đề trẻ em và vấn đề giáo dục. Bên cạnh đó, REE cũng sẽ phải cải thiện đáng kể điều kiện làm việc và thu nhập cho nhân viên để tăng tính gắn kết người lao động với DN, từ đó, đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của REE trong tương lai.
“Chúng tôi luôn cẩn trọng khi nói trước những việc sắp làm, nhưng nếu nó sắp thành thì chúng tôi sẽ công bố cho cổ đông, nhà đầu tư biết”
REE luôn gắn liền tăng trưởng lợi nhuận – phát triển kinh tế với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, ba yếu tố đóng vai trò nền tảng cho thành công lâu dài của REE.Tại REE, mọi việc đều được giải quyết trên cơ sở lắng nghe, tôn trọng, và phát huy tính sáng tạo của tập thể.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế thể hiện ở tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua nộp thuế. Mục tiêu này là điều kiện cần để thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường.
Việc kết hợp các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm bảo đảm, gia tăng và cân bằng giữa lợi ích của các bên liên quan thông qua hoạt động trong hiện tại và tương lai, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển dài hạn và bền vững của REE.
CƠ HỘI TĂNG VỐN VÀ TÁI CẤU TRÚC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN
Huy động vốn trung và dài hạn
Thực tiễn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời kỳ non trẻ 20 năm vừa qua chứng kiến không ít thăng trầm, nhưng đã có sự phát triển vượt bậc. Đến cuối tháng 11-2021, có hơn 1.900 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch trên 3 sàn chứng khoán HoSE, HNX và UpCom với quy mô thị trường đạt hơn 9,2 triệu tỷ đồng, tương đương 148% GDP – một con số đáng nể. Đặc biệt, TTCK đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước.
Thông qua kênh huy động vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh, thị trường đã “chắp cánh” cho hàng trăm doanh nghiệp trong nước vươn lên lớn mạnh, nâng tầm đối tác trong các hoạt động liên doanh, liên kết, mua bán, sáp nhập và nhiều doanh nghiệp nhờ đó đã đầu tư hiệu quả ra thị trường thế giới. Đa số doanh nghiệp niêm yết trên TTCK đã được tái cấu trúc mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng về vốn liếng, sản phẩm – dịch vụ và quản trị doanh nghiệp
Hàng chục tập đoàn, công ty tư nhân chuyển đổi, công ty Nhà nước cổ phần hóa xuất phát điểm còn là những công ty vừa và nhỏ thì sau một thời gian tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, đến tháng 12-2021 đã trở thành những tập đoàn vốn hóa tỷ USD. Tiêu biểu như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sau 14 năm niêm yết trên sàn HOSE, vốn chủ sở hữu hiện nay đã lên đến 45.000 tỷ, cao gấp 34 lần so với thời điểm mới lên sàn năm 2007, thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng vốn qua từng năm.
Năm 2017, HPG chào bán cổ phiếu ra TTCK và đã nhanh chóng thu về 5.000 tỷ đồng để đầu tư cho dự án chiến lược Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát – Dung Quất, nâng gấp đôi doanh thu và lợi nhuận đến năm 2020, đã đưa HPG vào top doanh nghiệp lớn hàng đầu khu vực châu Á và nhóm 50 công ty thép lớn nhất thế giới.
Một doanh nghiệp làm ăn hiệu quả do nhiều yếu tố quyết định nhưng hai yếu tố quan trọng hàng đầu là quy mô vốn và năng lực quản trị doanh nghiệp. Quy mô vốn ngày càng tăng là yếu tố quyết định cho tăng trưởng doanh thu và năng lực quản trị doanh nghiệp tốt là yếu tố quyết định tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ưu điểm hàng đầu của thị trường chứng khoán là nơi tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp niêm yết huy động vốn trung và dài hạn dễ dàng mà không chịu lãi suất cao như đi vay ngân hàng khi cần đầu tư phát triển quy mô sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những dự án với nhu cầu vốn lớn.
Huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là ngày càng nâng cao chất lượng quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng tăng trưởng, và nhất là càng công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh thì công chúng đầu tư càng tin tưởng rót vốn vào cho doanh nghiệp khi có nhu cầu.
Trong tất cả các nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì thị trường chứng khoán luôn là một định chế tài chính quan trọng nhằm khơi thông được nguồn lực to lớn trong dân. Mọi nhà đầu tư lớn nhỏ (tổ chức, cá nhân) đều có thể dễ dàng tham gia vào thị trường với tính thanh khoản cao (tức là về cơ bản việc mua bán chứng khoán luôn dễ dàng và nhanh chóng, còn đầu tư vào bất động sản, vàng và ngoại tệ thì tính thanh khoản thấp hơn nhiều).
Có thể đưa ra những lợi thế của một công ty khi chuyển sang loại hình công ty cổ phần đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán: tạo thêm vốn cho công ty từ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và các đợt phát hành hằng năm, nguồn vốn này có thể được sử dụng để phát triển kinh doanh, để đầu tư vào các dự án mới, để trả nợ cũ hay để mua bán và sáp nhập các công ty tiềm năng phù hợp với mục tiêu đã cam kết trong Bản cáo bạch khi phát hành cổ phiếu; tăng giá trị công ty và tạo thêm uy tín cho thương hiệu công ty nhờ tính chất minh bạch và sự tham gia giám sát của công chúng (cổ đông và các thành viên của TTCK…) trong việc quản trị, các công ty đại chúng thường đạt được thị giá trên thị trường cao hơn nhiều lần các công ty có tầm cỡ tương đương.
Sự gia tăng thị giá này sẽ giúp rất nhiều cho công ty khi đi vay nợ ngân hàng hay tìm tín dụng từ các nhà đầu tư khi công ty phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Các đối tác nước ngoài cũng thích làm ăn với một công ty đại chúng hơn là công ty tư nhân hay công ty Nhà nước; thu hút và giữ chân nhân viên bằng việc bán cổ phiếu ưu đãi (stock options) để thu hút các tài năng vào công ty vì phần lớn người lao động thích làm việc cho một công ty đại chúng hơn là một công ty tư nhân mang tính cách gia đình, nơi sự thăng tiến không minh bạch hay bị nạn bè phái; dùng cổ phiếu thay vì tiền mặt trong thực hiện sáp nhập hay mua bán các công ty đối thủ, các công ty tiềm năng (M&A) – là vũ khí tốt nhất cho chiến lược phát triển công ty.
Cơ hội để tái cấu trúc
Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình làm mới doanh nghiệp toàn diện, từ thay đổi chiến lược kinh doanh, tổ chức lại bộ máy đến văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tính cạnh tranh nhằm phát triển doanh nghiệp.
Ví dụ,các doanh nghiệp CNTT-TT khi được hỏi về việc tái cấu trúc doanh nghiệp đều cho thấy họ luôn sẵn sàng cho sự thay đổi và làm mới mình. Ông Hoàng Trung Hải, Giám đốc công ty Vinaphone cho rằng: “Tái cấu trúc doanh nghiệp là việc luôn phải bổ sung để phù hợp với môi trường kinh doanh. Trong lĩnh vực khai thác di động, cạnh tranh là điều không ít người cảm nhận thấy và chúng tôi cũng đang sẵn sàng cho công cuộc tái cơ cấu của mình”.
Cũng chung ý kiến với ông Hải, đại tá Dương Văn Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel tự tin: “Từ khi chúng tôi hoạt động kinh doanh viễn thông, tổ chức của chúng tôi luôn luôn được nghiên cứu để làm thế nào cho nó phù hợp với thị trường nhất, phù hợp với thực tiễn nhất và hiệu quả của cái tổ chức đấy nó phát huy được mạnh nhất”. Làm mới, thay đổi là việc cần và không có nhiều điều băn khoăn với các doanh nghiệp muốn khẳng định mình, muốn tăng sức cạnh tranh. Thế nhưng, tái cấu trúc doanh nghiệp cũng chính là một công cuộc đầu tư mạo hiểm mà ở đó, các doanh nghiệp CNTT dù có nhiều lợi thế hơn nhiều ngành khác nhưng cũng gặp không ít những khó khăn vì dẫu sao, đây là một điều mới và khó đoán định. Cạnh tranh không chỉ để vượt qua chính mình, ổn định mà phải vượt qua người khác. Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải lựa chọn nhiều đáp án khác nhau cho bài toán tái cấu trúc bởi người dùng luôn chờ đợi những điều mới mẻ từ các doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, với các doanh nghiệp CNTT, đôi khi vì quá chuyên công nghệ nên nhiều khi vì những chuyện mưu sinh hàng ngày- công việc họ đã dành rất nhiều thời gian để trao đổi dự án,mà đã lơ là đi nhiều cơ hội tốt. Một trong số đó là việc niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam- đó chính là cơ hội vàng để cho các doanh nghiệp làm mới.
Dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán do Fica Holding cung cấp là chìa khóa hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng và thúc đẩy chiến lược IPO lên sàn hiệu quả doanh nghiệp trong từng giai đoạn cất cánh. Tối ưu hơn còn tập trung vào việc giúp khách hàng vượt qua những rào cản, mở rộng quy mô mạnh mẽ và phát triển bền vững, dẫn đầu ngành.
==> Chi tiết dịch vụ:
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn Dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Fica Holding theo Hotline CSKH: 0584 19 3333
Xem thêm Các dịch vụ tư vấn kinh doanh Fica Holding:
- Dịch vụ Kiểm toán & Đảm bảo
- Dịch vụ Giám đốc tài chính
- Dịch vụ Tư vấn thuế chuyên sâu
- Dịch vụ Giải pháp doanh nghiệp
- Dịch vụ Pháp lý
- Dịch vụ Đào tạo Inhouse
Fica Business Consulting,
Văn phòng giao dịch: Tầng 4 tòa nhà Udic Riverside 1, số 122 Vĩnh Tuy, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội