Coolmate và ‘’bí quyết thành công’’ nhờ chiến lược Ecommerce mang ‘’hơi thở’’ Just In Time.
Coolmate – một thương hiệu thời trang nhưng “không có cửa hàng vật lý”, khởi đầu với “một nhà kho chỉ vỏn vẹn 20m2”, một “website bán hàng sơ khai” với những sản phẩm rất cơ bản cho nam giới. Sau 5 năm, nhờ những điều “lạ đời” mà chỉ ở Coolmate mới có đã giúp Coolmate vượt qua bao thăng, trầm, thậm chí đã có lúc suýt phải “giải tán” từ đó chuyển mình để “vươn lên mạnh mẽ”.
Điều này được thể hiện rất rõ qua những con số biết nói: Gần một triệu đơn hàng gửi đi thành công, trung bình 2.700 đơn hàng/ngày, hơn 3 triệu sản phẩm được bán ra trong năm 2022 (tương đương với 8.200 sản phẩm một ngày), hơn 16 triệu lượt truy cập website “coolmate.me”. Các con số ấn tượng này đã đưa CoolMate nằm trong top 10 gã khổng lồ mới nổi tại châu Á – Thái Bình Dương (Theo: Báo cáo KPMG và HSBC 2022).
Để đạt được những con số ấn tượng như thế thì chắc hẳn Coolmate phải có một CHIẾN LƯỢC khác biệt mà vẫn hiệu quả so với các đối thủ trên thị trường khi mà từ đối thủ đến hàng xóm, ‘’nhà nhà người người’’ đều chọn bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,..thì Coolmate lại chọn xây dựng website riêng thật chỉn chu để khách mua hàng trên đó với phương châm ‘’Xây nhà trên đất mình vẫn bền vững hơn xây nhà trên đất thuê’’.
Hơn nữa, Coolmate cũng đã hoàn toàn làm chủ chuỗi cung ứng, đảm bảo cho dòng hàng hóa được luân chuyển liên tục, sản xuất diễn ra đều đặn trong toàn hệ thống, cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thực tế, rút ngắn thời gian thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn lực (đây là những mục tiêu cốt lõi theo triết lý quản trị Just in time).
Do vậy, chúng ta có thể thấy, Coolmate đã sử dụng thành công CHIẾN LƯỢC ECOMMERCE với mô hình Direct to Customer Ecommerce (D2C Ecommerce) và phương pháp quản trị Just in time trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Và nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết về các chiến lược này để phát triển doanh nghiệp mình hay chỉ đơn giản là tò mò về câu chuyện thành công cuả Coolmate thì đây sẽ là bài phân tích Fica Holding dành tặng bạn!
Coolmate – Khởi đầu thành công với những con số ấn tượng và tham vọng mạnh mẽ trong tương lai
Thành lập vào đầu năm 2019 bởi CEO Phạm Chí Nhu, Coolmate đang ở vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thời trang tại Việt Nam (theo đánh giá của Access Ventures). Tên tuổi của Startup này bắt đầu được biết đến rộng rãi sau khi lên sóng tại chương trình truyền hình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ mùa 4 hồi giữa năm 2021. Trong Shark Tank mùa 4, sau một màn cò kè mặc cả với “cá mập”, Coolmate đã chốt được thương vụ đầu tư trị giá 500.000 USD cho 10% cổ phần, cộng thêm 2,5% cổ phần tư vấn với sự tham gia của Shark Bình (Ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch tập đoàn công nghệ NextTech). Ngoài ra, Coolmate còn nhận vốn đầu tư thành công từ các quỹ như Access Ventures, Do Ventures, CyberAgent Capital, DSG Consumer Partners,..
2022 theo đó là một năm đầy tham vọng của Coolmate, Công ty dự định doanh số tiếp đà tăng phi mã lên 440 tỷ đồng. Tương ứng, Công ty đạt quân bình 2.700 đơn/ngày, 8.200 sản phẩm/ngày. Trao đổi với báo chí, CEO Phạm Chí Nhu ước tính doanh số năm qua vào khoảng 300 tỷ đồng (chưa kiểm toán). So với kế hoạch ban đầu, Coolmate chỉ thực hiện được hơn 68%, song con số này so với năm 2021 vẫn khá ấn tượng với mức tăng 2x, bất chấp nền kinh tế nhiều biến động. Website bán hàng đạt 16 triệu lượt truy cập, tương ứng 43.835 lượt truy cập/ngày, xấp xỉ 1.826 lượt/giờ. Lên kế hoạch cho năm 2023, Coolmate dự kiến doanh số 500 tỷ đồng.
Startup này còn cho biết họ mong muốn sẽ sử dụng hiệu quả nguồn vốn để thực hiện mục tiêu doanh số hàng năm, sẽ tiếp tục sử dụng cho 3 mảng chính: MỘT là đầu tư vào nghiên cứu và mở rộng danh mục sản phẩm với những chất liệu mới để mang lại sự thoải mái khi sử dụng cho khách hàng; HAI là đầu tư vào nâng cấp hệ thống vận hành để có thể đáp ứng việc giao nhận đóng gói ở quy mô lớn; CUỐI CÙNG là đầu tư vào việc nâng cao năng lực đội ngũ để đáp ứng việc phát triển nhanh chóng của công ty.
Năm nay, Phạm Chí Nhu dự định sẽ mang Coolmate tới Philippines, đến năm sau nữa là Indonesia trước khi thực hiện tham vọng IPO vào năm 2025. Nguyên nhân bởi trước đó, Coolmate luôn kỳ vọng một ngày nào đó không xa sẽ mang thương hiệu của mình vượt ra khỏi biên giới Việt Nam.
CEO Coolmate 32 tuổi với ‘’mái tóc bạc gần nửa’’ cùng đội ngũ năng động, quyết liệt đã thực hiện những chiến lược nào để đạt hiệu quả ‘’Just in time’’?
“Just in time” (Hệ thống sản xuất tức thời), thực chất là một triết lí quản lý rộng nhằm loại bỏ lãng phí và cải thiện chất lượng trong tất cả các quy trình kinh doanh. Theo cách ngắn gọn nhất, Just in time được hiểu là: “Đúng sản phẩm – Đúng số lượng – Đúng nơi – Đúng thời điểm cần thiết”.
Trong Just in time, những quá trình không tạo ra giá trị gia tăng trong sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ sẽ bị loại bỏ, hệ thống sẽ chỉ sản xuất ra cái mà khách hàng mong muốn. 3 mục tiêu chính khi doanh nghiệp thực hiện theo Just in time đó là: Loại bỏ sự gián đoạn, Làm cho hệ thống linh hoạt hơn, Loại bỏ sự lãng phí.
Chúng ta hãy cùng xem Coolmate đã thực hiện những chiến lược nào để đạt được mục tiêu đó nhé!
Làm chủ toàn bộ chuỗi cung ứng – niềm tự hào của thương hiệu Việt
Coolmate đã LÀM được điều mà nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam chưa làm được – đó là nắm trọn chuỗi cung ứng hàng hóa. Theo đó, Coolmate đã tự làm chủ và ngày càng mở rộng toàn bộ chuỗi cung ứng khi xây dựng thành công thương hiệu Việt. Từ nơi sản xuất, công xưởng, công nhân khâu may, thiết kế đều được làm bởi người Việt, sản xuất tại Việt Nam, đến Marketing & Distribution (tiếp thị và phân phối), nhân viên tư vấn tận tình, tạo và đáp ứng chuẩn xác nhu cầu khách hàng, làm họ hạnh phúc.
Hơn thế nữa, Coolmate còn áp dụng phương án ‘’3 tại chỗ’’. Theo đó các xưởng may và xưởng nguyên vật liệu của họ đều gần nhau. Hơn 60.000 công nhân vẫn ngày đêm làm việc ngay cả khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội giai đoạn Covid từ năm 2020. Chính vì thế, khi dịch đi qua Coolmate vẫn có nhiều hàng để bán. Nhờ vậy, doanh thu từ tháng 9 cho đến tháng 12/2021 của Coolmate bằng tất cả các tháng trước cộng lại.
Điều này cũng giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, tăng tính linh hoạt và phản ứng nhanh với các yêu cầu sản xuất mới hoặc thay đổi, từ đó các điều chỉnh sản xuất và cung cấp nguyên liệu có thể được thực hiện một cách nhanh chóng. Tăng tính tương tác và hiệu suất của toàn bộ nhân viên trong quy trình sản xuất, tránh sự mất mát thông tin hoặc sai sót trong quy trình. Đồng thời, giảm rủi ro và tăng kiểm soát chất lượng: nhân viên kiểm tra và giám sát chất lượng có thể có mặt tại cả hai địa điểm một cách dễ dàng, đảm bảo rằng quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn.
Mở rộng thêm, dẫu biết Ngành dệt may Việt Nam từ năm 1990 đến nay đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Thị phần của Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2005-2008 tăng từ 1,7% lên 2,5%, thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng ‘’chua xót’’ thay: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng từ năm 2000 cho đến nay nhưng HIỆU QUẢ xuất khẩu của ngành dệt may vẫn còn THẤP.
Lí do, theo báo cáo tổng kết hoạt động của ngành dệt may giai đoạn 2007-2010 do Hiệp hội dệt may Việt Nam công bố tháng 11/2010, hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công CMT chiếm đến 60%. Tuy nhiên, có 4 phương thức sản xuất trong ngành dệt may bao gồm CMT (cắt, may, kiểm tra), OEM/FOB (làm chủ nguyên vật liệu đầu vào), ODM (thiết kế) và OBM (phát triển thương hiệu) thì phương thức CTM đang là phương thức có tỷ suất lợi nhuận THẤP NHẤT, chỉ từ 5-10%.
Bạn có thể hình dung rằng nếu chúng ta bán một chiếc áo 100 đô, dẫu ta có công xưởng lớn, công nhân chăm chỉ, tỉ mỉ, cần mẫn nhưng sẽ chỉ nhận được lợi nhuận 5-10 đô từ đây. Nhưng các công ty nước ngoài với tư duy chuyên về xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, cửa hàng, có dịch vụ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp lại LÃI ĐẬM đến tận…90%.
Nhưng ở Coolmate, tất cả các khâu, các công đoạn thuộc chuỗi cung ứng đều được thương hiệu Việt chúng ta làm chủ. Các công xưởng nhà máy còn được đặt gần nhau. Thậm chí họ sử dụng mô hình D2C để thực hiện bán hàng online, cố gắng loại bỏ tối đa chi phí cố định từ cửa hàng vật lí ( D2C – Direct to Customer, là hình thức bán hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng thông qua Website, cửa hàng chính hãng của thương hiệu mà không thông qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý hay cửa hàng bán lẻ,…Các thương hiệu D2C sẽ sở hữu toàn bộ hệ thống và quy trình từ nghiên cứu, sản xuất sản phẩm đến các kênh phân phối). Theo đó, từ khách hàng đến doanh nghiệp, công nhân,.. tất cả đều sẽ được hưởng lợi từ mô hình tiết kiệm, tiện lợi và thông minh này.
Chiến lược E COMMERCE đạt hiệu quả Just in time tại Coolmate
Chiến lược E Commerce là một kế hoạch toàn diện để xây dựng và phát triển doanh nghiệp trực tuyến. Nó bao gồm các hoạt động và chiến lược đa dạng nhằm tạo ra thu nhập từ việc bán hàng trực tuyến. Mục tiêu của chiến lược E Commerce là tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng mới, duy trì và phát triển khách hàng hiện tại, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường này.
Theo CEO Coolmate: “Giá trị lâu dài của kinh doanh online là nền tảng số”, vì thế sự “thành công vang dội” của Coolmate không thể không kể đến “sự hỗ trợ mạnh mẽ” của CHIẾN LƯỢC ECOMMERCE COOLMATE. Từ đây, các mục tiêu giảm lãng phí, tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng đều được JUST IN TIME:
Xây dựng WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP: Ngay từ đầu, Coolmate đã tập trung dồn chi phí để tuyển chọn đội ngũ dev chuyên nghiệp phụ trách toàn bộ hệ thống công nghệ. Trong đó, CEO Coolmate – anh Phạm Chí Nhu đẩy mạnh việc xây dựng Website dựa trên quan điểm từ việc “thấu hiểu người tiêu dùng” (dù chưa mua hay mới quan tâm) và “gia tăng trải nghiệm”. Với Coolmate, website không chỉ là website, mà còn là một thành phần trong một hệ thống để vận hành DN: Website, CRM, ERP, Customer care, Business operation, Finance…Tất cả đều kết nối nhau và tạo ra cỗ máy để không bị phụ thuộc vào con người, giúp họ TÍCH HỢP đạt được hiệu quả Just in Time trong việc quản lý nguồn lực và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Cụ thể:
1. Xây website chuyên nghiệp: Một trang web chất lượng và chuyên nghiệp không chỉ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng mà còn giúp tăng cường niềm tin và uy tín đối với thương hiệu Coolmate. Khách hàng cảm thấy tin tưởng và dễ dàng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ thông qua một giao diện hấp dẫn, dễ sử dụng và chức năng mua hàng trực tuyến thuận tiện.
2. Tận dụng hệ thống công nghệ: website được tận dụng để là một thành phần trong hệ điều hành CRM (Quản lý quan hệ khách hàng), ERP (Quản lý nguồn lực doanh nghiệp) và các hệ thống quản lý khác giúp Coolmate tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý nguồn lực. Thông qua tích hợp dữ liệu và quy trình tự động, thông tin về đơn hàng, lịch trình sản xuất, tồn kho và tài chính có thể được truy cập và cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này giúp Coolmate giảm thiểu lãng phí, tăng hiệu suất và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thực tế của khách hàng.
3. Quản lý nguồn lực và quy trình sản xuất: Với việc tích hợp hệ thống công nghệ, Coolmate có thể theo dõi và kiểm soát nguồn lực, từ đơn hàng, nguyên liệu đến quá trình sản xuất và vận chuyển. Thông qua việc xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác, Coolmate có thể cung cấp nguyên liệu và thành phẩm đúng lúc, tránh lãng phí và giảm thiểu tồn kho không cần thiết. Điều này giúp tăng hiệu suất sản xuất và cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thực tế của khách hàng.
Mô hình D2C: Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí cho Doanh nghiệp lại gia tăng thêm trải nghiệm, lợi ích cho khách hàng. Sản phẩm chất lượng nhưng phải rẻ nhất có thể bằng cách cố gắng kéo giá bán về gần giá vốn. Để được vậy Coolmate chọn mô hình bán hàng trực tuyến và trực tiếp (D2C), tối ưu quảng cáo để dành phần đầu tư cho nguyên liệu và khâu sản xuất, không phải liên tục cắt giảm giá vốn để bù chi phí cứng như mô hình truyền thống”..Coolmate kỳ vọng mang lại giá cả tốt hơn cho khách hàng nhờ vào mô hình bán hàng trực tiếp thông qua nền tảng TMĐT. Thay vì việc phải bán giá sản phẩm x4-x6 lần giá vốn như truyền thống thì Coolmate thường là x1.8-x2.5 lần mà vẫn có phần lời nhất định.
Coolmate còn cho flash sale/ preorder thu tiền trước để test nhu cầu rồi mới BUNG số lượng có những lợi ích:
1. Đánh giá nhu cầu thực tế: Bằng cách tổ chức flash sale hoặc preorder và yêu cầu khách hàng thanh toán trước, Coolmate có thể đánh giá được mức độ quan tâm và nhu cầu thực sự của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Điều này giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên thông tin cụ thể, tránh lãng phí về nguồn lực và tiền bạc cho việc sản xuất hàng hoá không được tiêu thụ.
2. Định hình chiến lược sản xuất: Khi thu thập thông tin về số lượng đặt hàng trong flash sale/preorder, Coolmate có thể xác định rõ hơn về số lượng sản phẩm cần sản xuất. Điều này giúp họ điều chỉnh quy trình sản xuất, lập kế hoạch nguồn lực và quản lý tồn kho một cách chính xác, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hoá.
3. Tạo sự kích thích và tạo nhu cầu: Flash sale/preorder là cơ hội để Coolmate tạo ra sự kích thích và lan tỏa thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Việc yêu cầu khách hàng thanh toán trước cũng tạo ra áp lực và tăng tính cạnh tranh, khuyến khích khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng và tạo nhu cầu mua sắm.
4. Đảm bảo tài chính và quản lý rủi ro: Thu tiền trước thông qua flash sale/preorder giúp Coolmate có nguồn vốn sẵn có để chi trả cho quá trình sản xuất và đáp ứng nhanh chóng với đơn hàng. Ngoài ra, việc thu tiền trước cũng giúp giảm thiểu rủi ro về nợ không thu được và tình trạng hàng tồn kho không bán được.
Coolmate tập trung xây dựng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình rồi dần dần tạo nên thương hiệu
Tạo “KÊNH” phù hợp từng “phân khúc khách hàng”: Theo phân tích xu hướng hoạt động của người tiêu dùng: nhóm thích đọc (facebook), nhóm thích giải trí (tiktok), nhóm thích nhìn (instagram), nhóm thích là “nhích” (sàn thương mại điện tử) → Mỗi nhóm phù hợp với từng kênh truyền thông, công việc của marketing cần linh hoạt và phối hợp các kênh với nhau.
Xây dựng “TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG” đồng nhất trên mọi nền tảng: Coolmate lưu trữ, phân tích và tiếp cận khách hàng từ đó cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng thông qua: Website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, affiliate, chăm sóc khách hàng cũ và cam kết… Nhấn mạnh vai trò của mỗi nhân sự và khách hàng như 1 “đại sứ” cùng lan tỏa thông điệp tích cực + xây dựng cộng đồng văn minh và khai thác triệt để cộng đồng sẵn có.
“CẢI TIẾN SẢN PHẨM” theo nhu cầu của khách hàng: Coolmate không ngừng đổi mới sáng tạo, liên tục ra mắt nhiều sản phẩm mới, cải tiến theo nhu cầu, xu hướng nhưng luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Họ luôn tìm cách biến khách hàng thành khách hàng trung thành và chính họ là người viral sản phẩm của doanh nghiệp.
B2B KẾT HỢP B2C: Coolmate thực hiện đồng thời giữa việc bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng và bán cho các doanh nghiệp làm đồng phục nhằm kết hợp việc văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua sắc phục. Điều này đã giúp Coolmate thu về cả tỷ đồng với sự hợp tác cùng hàng ngàn doanh nghiệp.
Coolmate luôn có định hướng và phân tích khách hàng, sản phẩm một cách cụ thể, rõ ràng
Không dừng lại ở đó, để trở thành 1 trong 10 gã “khổng lồ mới nổi” tại Châu Á – Thái Bình Dương Coolmate đã và đang không ngừng “tối ưu hóa” toàn bộ SẢN PHẨM và TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG thông qua việc phân tích và định hướng rõ ràng:
Coolmate luôn đi theo đúng “ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN” ban đầu của DN bao gồm 4 yếu tố: tự hào sản xuất tại Việt Nam, nói không với cửa hàng vật lý, tập trung vào dịch vụ khách hàng và xây dựng môi trường trẻ.
Về CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: như đã nói ở trên, 100% sản phẩm của Coolmate đều “Made in Vietnam” từ vải: Coolmate đã lựa chọn đi sâu hơn vào chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất phụ liệu, dệt vải, nhuộm vải, cắt may, hoàn thiện đều được thực hiện tại những nhà máy sản xuất địa phương.
PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG: Coolmate chú trọng tệp khách hàng là “nhóm cần sản phẩm có tính ứng dụng cao với chất lượng tốt” – đây là nơi Coolmate đặt sự sáng tạo của mình vào. Đó là lý do, dù Coolmate có thể dễ dàng lựa chọn việc hợp tác sản xuất tại Quảng Châu – TQ với bất cứ mẫu mã, kiểu dáng nào nhưng Coolmate vẫn chọn sản xuất 100% tại Việt Nam vì với CEO Coolmate việc biết chính xác sản phẩm của doanh nghiệp mình dùng loại sợi gì, vải gì, áo may ở xưởng may nào, xưởng may đó đối xử với công nhân ra sao là điều vô cùng quan trọng.
TĂNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG: Theo CEO Coolmate chia sẻ: hạn chế lớn nhất khiến khách hàng đắn đo khi mua sắm online là không được sờ, thử, đối trả, kiểm tra hàng trước khi lấy… Để tháo gỡ nút thắt đó, Coolmate đã làm việc với đơn vị vận chuyển để mang lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng, song song đó, Coolmate thực hiện chính sách luôn túc trực và chăm sóc khách hàng từ 8 giờ đến tận 10 giờ tối, với mỗi đơn hàng phải đảm bảo đóng gói 2 lớp “double box” và chấp nhận đổi trả trong vòng 60 ngày ngay cả khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm.
Đề cao TRÁCH NHIỆM VỚI “NGƯỜI LAO ĐỘNG”: Coolmate quan tâm nhiều đến đời sống và điều kiện làm việc của những người công nhân. Thương hiệu cũng đề cao tính minh bạch khi công khai chi tiết “sự thật” đằng sau những sản phẩm của mình như địa điểm sản xuất, quy mô nhà máy…
Đề cao TRÁCH NHIỆM VỚI “MÔI TRƯỜNG”: Coolmate đã thử nghiệm các loại sợi tự nhiên và tái chế. Dòng sản phẩm Excool với sợi Sorona thân thiện với môi trường hơn nhiều so với sợi Polyester thường. Với các dòng sản phẩm thể thao, Coolmate hướng tới việc ứng dụng 99% sợi tái chế (Recycled Polyester) trong năm 2023 trở đi. Coolmate cũng kết hợp với Cleandye, công nghệ nhuộm sạch, không nước nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.
Tất cả các yếu tố trên đã “hòa quyện” và góp phần dựng xây nên thương hiệu Coolmate lớn mạnh, từ đó đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Và để xem liệu DN của bạn có thể áp dụng các chiến lược đã tạo nên thành công cho Coolmate này hay không. Hãy tìm hiểu về THỰC TRẠNG áp dụng phương pháp này trên thế giới và ĐIỀU KIỆN áp dụng hệ thống Just in time cụ thể.
>>>Xem thêm: Mô hình Just in time trong sản xuất hiện đại: giải pháp ‘’tinh gọn’’ quy trình và quản lý hàng tồn kho hữu hiệu
Thực trạng áp dụng hệ thống Just in time (JIT) đối với các doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
Việc áp dụng hệ thống JIT trên thế giới Trên thế giới
Mô hình JIT được áp dụng nhiều với các hình thức sản xuất có tính lặp đi lặp lại như ngành sản xuất linh kiện, ô tô, dệt may. Cho đến nay, mô hình JIT đã được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia đặc biệt là Anh, Mỹ…. Một số doanh nghiệp ứng dụng thành công như: Motorola, IBM, Harley-Davidson, DOVER Corp. HewlettPackard, 3M, General Electric, Johnson and Johnson.
Thực tế, JIT đã được áp dụng vào thực tế từ đầu những năm 1970 ở nhiều công ty sản xuất của Nhật Bản. Hệ thống này đã được phát triển và hoàn thiện đầu tiên trong các nhà máy sản xuất của tập đoàn Toyota như một phương tiện đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách kịp thời nhất. Hiện nay, Toyota đã có thể đáp ứng những thách thức ngày càng tăng để tồn tại và phát triển thông qua cách tiếp cận tập trung vào con người, nhà máy và hệ thống.
Apple – Tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ đã tận dụng các nguyên tắc JIT để làm cho quá trình sản xuất của họ thành công. Cách tiếp cận của Apple đối với JIT khác ở chỗ họ tận dụng các nhà cung cấp của mình để đạt được các mục tiêu. Apple chỉ có một nhà kho trung tâm tại Mỹ và khoảng 150 nhà cung cấp chính trên toàn thế giới; họ đã phát triển các mối quan hệ mạnh mẽ và chiến lược với các nhà cung cấp của họ. Việc thuê ngoài sản xuất này khiến việc lưu trữ hàng của Apple trở nên gọn gàng hơn ưu tiên việc cắt giảm chi phí và giảm lượng hàng dư thừa.
Ngoài ra, phương thức JIT đã giúp Apple sản xuất các sản phẩm được thiết kế riêng khi khách hàng đặt hàng. Một ví dụ cụ thể là Apple đã triển khai phương thức JIT để hợp lý hóa các bước không cần thiết và thời gian chờ đợi trong quá trình giao iPod (được thiết kế riêng từ 90 ngày xuống còn 90 giờ). Sự kết hợp giữa sản xuất tinh gọn, giao hàng đúng lúc và quản lý chuỗi cung ứng đã giúp máy tính Apple giảm thiểu chi phí sản xuất. Chuỗi cung ứng của Apple tích hợp các hoạt động của các nhà sản xuất, nhà cung cấp kho bãi, nhà bán lẻ và có thể giao sản phẩm đến tận nơi của khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald’s áp dụng JIT để phục vụ khách hàng của họ hàng ngày. Chẳng hạn như : Những nhà hàng thức ăn nhanh này thường có sẵn mọi thứ họ cần nhưng chỉ bắt đầu làm bánh mì kẹp thịt và bánh su cho khi đơn đặt hàng đến, (ngoại trừ một số thành phẩm vào thời gian cao điểm). Điều này tiêu chuẩn hóa quy trình để mỗi khi khách hàng nhận được đơn đặt hàng, họ sẽ có được trải nghiệm nhất quán như nhau
Việc áp dụng hệ thống JIT đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam
Các công ty Toyota liên doanh tại Việt Nam cũng đã áp dụng JIT thành công trong việc rút ngắn được nhiều thời gian lắp đặt cũng như bảo trì định kỳ cho một chiếc xe hơi qua các khâu như: sắp đặt lại dụng cụ theo từng thao tác phù hợp để công nhân sử dụng được thời gian tối ưu trong việc lựa chọn dụng cụ làm việc; sắp xếp chỗ đứng làm việc của công nhân trong các phân xưởng để họ có thể hỗ trợ nhau nhiều hơn, tiết kiệm được thời gian di chuyển hơn.
JIT được xem là một phương pháp quản lý hàng tồn kho khá hiệu quả. Chính vì lẽ đó, đứng trước thực trạng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp dệt may nước ta đang ngày một gia tăng, một số doanh nghiệp Dệt may ở Việt Nam đã cân nhắc việc ứng dụng mô hình JIT vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dệt may trong nước đã và đang ứng dụng mô hình JIT vào hệ thống sản xuất một cách thành công để giải quyết được vấn đề hàng tồn kho đang ngày một gia tăng. Hơn nữa, khắc phục các yếu tố tác động đến chất lượng và năng suất giảm. Đến nay một số các công ty dệt may cũng có chiến lược quản trị nhà cung cấp để hình thành mạng lưới nhà cung cấp Just In Time nhằm giảm rủi ro, giảm tồn kho, giảm tồn kho do di chuyển, tăng chất lượng và độ tin cậy.
JIT cũng được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam và đã có một số thành công nhất định. Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco Group) là một trong những doanh nghiệp sản xuất lắp ráp hàng đầu Việt Nam áp dụng JIT. Trước khi ứng dụng JIT vào quản trị dự trữ thì giá trị hàng dự trữ nhiều, mức bán chậm.Tập đoàn này đã cân đối các chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ hàng tồn kho; loại bỏ việc kiểm tra ở khâu tiếp nhận bằng cách xây dựng các nhà máy chuyên biệt; cung cấp linh hoạt thông qua hệ thống hẹn; đưa nguyên vật liệu đến tận nơi bảo dưỡng sửa chữa xe,… Kiểm tra giám sát và đánh giá định kỳ thông qua hệ thống thông tin và quy trình quy định; kế toán tham gia quản trị song hành ngay từ khâu đặt hàng, tìm ra nhược điểm nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cao nhất.
Điều kiện áp dụng Just in time
Mô hình Just In Time có khả năng tạo ra lợi ích to lớn cho nhiều doanh nghiệp. Cách tiếp cận này đã trở nên phổ biến kể từ khi Toyota phát minh ra nó bởi vì nó có thể giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp một cách đáng kể. Để đánh giá liệu mô hình Just In Time có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không, bạn nên cân nhắc những điều kiện áp dụng Just in time để liệu xem tổ chức có thể hỗ trợ các quy trình cần thiết để thực hiện công việc này hay không.
Cụ thể, chiến lược Just In Time được áp dụng hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất có tính chất lặp đi lặp lại. Mô hình Just in time có những đặc trưng quan trọng như:
– Áp dụng những lô hàng nhỏ với quy mô sản xuất gần như nhau, tiếp nhận vật tư trong suốt quá trình sản xuất tốt hơn là sản xuất những lô hàng lớn rồi để tồn kho, ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ kiểm tra chất lượng, giảm thiệt hại khi có sai sót.
– Luồng “hàng hóa” lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập chi tiết cho từng bước sao cho công đoạn tiếp theo thực hiện được ngay sau khi công đoạn trước hoàn thành. Không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi sản phẩm đầu vào.
– Mỗi công đoạn chỉ làm một số lượng sản phẩm / bán thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Người công nhân ở qui trình tiếp theo chính là khách hàng của qui trình trước đó.
– Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu bán sản phẩm được chuyển đến trước khi thực hiện công việc của mình. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra khỏi dây chuyền và báo cho toàn Hệ thống để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
– Sử dụng mô hình Just in time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các Công ty liên kết.
– Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).
Dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp do Fica Holding cung cấp là chìa khóa hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng và thúc đẩy chiến lược tăng trưởng doanh thu lợi nhuận, quản trị hiệu quả doanh nghiệp trong từng giai đoạn cất cánh. Tối ưu hơn còn tập trung vào việc giúp khách hàng vượt qua những rào cản, mở rộng quy mô mạnh mẽ và phát triển bền vững, dẫn đầu ngành.
==> Chi tiết dịch vụ:
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn Dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với FICA Holding theo Hotline CSKH: 0584 19 3333
Xem thêm các dịch vụ tư vấn kinh doanh Fica Holding:
- Dịch vụ Kiểm toán & Đảm bảo
- Dịch vụ Giám đốc tài chính
- Dịch vụ Tư vấn thuế chuyên sâu
- Dịch vụ Giải pháp doanh nghiệp
- Dịch vụ Pháp lý
- Dịch vụ Đào tạo Inhouse
Fica Business Consulting,
Văn phòng giao dịch: Tầng 4 toà nhà Udic Riverside 1, số 122 Vĩnh Tuy, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội